Hướng Đặt, Cách Đặt Bàn Thờ Phật Bà Quan Âm Trong Nhà Như Thế Nào ?
Phật bà quan âm là biểu tượng đúng với câu nói "tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn" và là bậc thần thánh hội tụ đầy đủ 3 đức tính vô cùng quý báu đó chính là tĩnh báu bi, trí, dũng. Đây đồng thời cũng chính là 3 đức tính căn bản, quan trọng mà bản thân mỗi người đều mong muốn hướng đến để hoàn thành giá trị chân - thiện - mỹ.
Hiện nay, dân gian ta vẫn còn lưu truyền 2 sự tích về mẹ Quan thế âm bồ tát đó là:
Quan âm Thị Kính trong kiếp thứ 10 nàng được đầu thai trở thành cô con gái trong một gia đình họ Mãng ở nước Cao Ly và tên gọi của nàng được đặt là Thị Kính.
Theo thời gian, Thị Kính lớn lên với nhan sắc ngày càng vẹn toàn và sắc sảo. Sau đó, nàng được gả cho một chàng trai với tên gọi là Thiện Sỹ. Có một hôm, trong ;úc đang ngồi may vá, Thị Kính bỗng phát hiện ở cằm chồng có một sợi râu mọc ngược. Nhìn thấy không đẹp mắt, nàng tiện tay cầm kéo cắt đứt sợi râu. Đúng lúc đó, Thiện Sỹ tỉnh dậy, nhìn thấy cảnh tượng đang diễn ra bèn hô hào hàng xóm vì nghĩ rằng Thị Kính có ý định giết mình.
Rơi vào hoàn cảnh ấy, Thị Kính không có cách nào kêu oan bởi cả bố mẹ của Thiện Sỹ và Thiện Sỹ đều không chịu nghe Thị Kính nói lên nỗi oan của mình. Vì vậy, Thị Kính đã quyết tâm trở về nhà bố mẹ đẻ và bắt đầu tu hành. Không muốn ai biết, bà đã cải trang thành nam và lên chùa xin thầy đi tu, lấy pháp danh là Kính Tâm. Vốn dĩ là gái giả trai nên tướng mạo ưu tú của bà làm cho nhiều tín nữ đem lòng say mê, trong đó có Thị Mầu.
Thị Mầu là con gái của một trưởng giả giàu có nổi tiếng trong vùng, đem lòng yêu mến và nhiều lần trêu ghẹo Kính Tâm nhưng không được đáp trả. Vào lúc đó, Thị Mầu lại có thai với người đầy tớ trong nhà, khi bị tra hỏi, Thị Mầu đã khai rằng cha đứa bé trong bụng chính là Kính Tâm.
Lời khai bậy bạ của Thị Mầu đã khiến Kính Tâm bị oan thêm một lần nữa nhưng cũng không một ai thấu nỗi oan của nàng. Không lâu sau, Thị Mầu sinh được một đứa con trai và đem đến bỏ ở cửa chùa. Với tính thương người của mình, khi nhìn thấy đứa bé, Thị Kính đã nhận làm người nuôi dưỡng. Tuy nhiên, khi đứa trẻ lên 3, Thị Kính bị bệnh nặng và biết không thể sống thêm được bao lâu nữa nên bà đã viết 2 bức thư dặn dò đứa trẻ. Trong đó, 1 bO 13;c đưa cho sư cụ trong chùa và một bức cho ông bà họ Mãng - cha mẹ của Thị Mầu.
Sau khi đọc xong bức thư, sư cụ đã hiểu rõ sự tình nên đã nhanh chóng cho người đi kiểm tra thi thể của Thị Kính và mới biết rằng nàng là gái giả trai. Khi biết tin, Thị Mầu vì quá xấu hổ mà tự tử, Thiện Sỹ ăn năn, hối lỗi sau này đã quyết tâm tu hành và biến thành một con chim. Còn Thị Kính sau khi chết, nàng được đắc đạo trở thành Quan âm bồ tát, cứu độ con nuôi và đem về Nam Hải để làm người phụng sự thân thiết bên mình.
Truyện xưa kể lại rằng, vào thời Nam Bắc Triều, vua Diệu Trang Vương sinh được 3 người con gái có nhan sắc tuyệt trần lần lượt là Diệu Nhan, Diệu Âm và Diệu Thiện. Tuy nhiên, không giống như 2 người chị của mình, Diệu Thiện vốn thông minh hơn người nên được vua cha rất mực yêu thương. Không những có nhan sắc được ví đẹp như hoa mà Diệu Thiện còn có tấm lòng vô cùng lương thiện và tính cách nhẹ nhàng, điềm tĩnh.
Đến tuổi kết hôn, vua cha Diệu Trang Vương đã đích thân chọn cho công chúa Diệu Thiện những bậc anh tài tuấn tú nổi tiếng khắp trong thiên hạ. Thế nhưng, hết lần này đến lần khác Diệu Thiện từ chối vua cha bởi nàng không màng đến vinh hoa phú quý nơi trần tục mà chỉ 1 lòng hướng về cửa Phật để mong được cứu độ chúng sinh. Vì vậy, dù bằng cách nào, nàng cũng nhất quyết không đồng ý kết hôn.
Chính vì sự việc này mà công chúa Diệu Thiện đã bị giam hãm ở phía sau hoàng cung. Vua cha giả vờ đồng ý cho phép nàng được tu hành ở chùa Bạch Tước nhưng cùng với đó, vua đã âm thầm ra lệnh cho các sãi trong chùa tìm mọi cách có thể để thuyết phục nàng hoàn tục. Tuy nhiên, với ý chí sắt đá và vô cùng kiên định, mọi cách thuyết phục đều không khiến nàng bị lung lay.
Tức giận với Diệu Thiện, vua cha đã ra lệnh đốt chùa để giết nàng nhưng trời bỗng đổ cơn mưa làm lửa nhanh chóng bị dập tắt. Nhưng vẫn chưa hết giận, vua cha hạ lệnh xử chém Diệu Thiện thì bỗng từ đâu giông tố kéo đến, sấm sét đánh văng bua của đao phủ. Tức giận càng thêm tức giận, vua hạ lệnh xử tử công chúa nhưng đúng lúc đó, một con cọp trắng xuất hiện và xông ra, cõng nàng công chúa Diệu Thiện mang đến chùa hương.
Kể từ đó, Diệu Thiện ở trong chùa Hương tu hành, cảm hóa được mọi muông thú. Cũng trong lúc đó ở hoàng cung, vua cha mắc bệnh nặng không thể chữa khỏi, hai bàn tay dần dần rơi rụng, mắt bị mù lòa. Khi hay tin, Diệu Thiện đã cấp tốc về thăm cha, nàng đã hi sinh 2 con mắt cùng 2 cánh tay của mình để có thể cứu sống vua cha.
Sau khi chết, công chúa Diệu Thiện đã đắc đạo trở thành Bồ Tát. Với tấm lòng bao dung, từ bi, nàng không chỉ cứu sống được cha mẹ mình mà còn cứu độ, giúp biết bao người dân lương thiện thoát khỏi vòng luẩn quẩn, u ám.
Gia chủ nên đặt tượng Phật Bà quan âm trong nhà trên ban để bàn thờ, không được phép đặt tùy tiện, đặc biệt là không được đặt ở những nơi không sạch sẽ, u ám để tránh gặp phải những điều không may mắn có thể xảy đến với gia đình.
Không được đặt tượng Phật bà quan âm cùng với những bức tượng khác tại cùng một vị trí. Đây được xem là một trong những điều tối kỵ nhất trong cách đặt tượng Quan âm mà gia chủ nên ghi nhớ.
Bàn thờ Quan âm bồ tát không được đặt ở những nơi gần nhà vệ sinh, nhà bếp hay phòng ngủ. Tốt nhất, gia chủ nên đặt tượng Phật bà quan âm tại phòng khách hoặc có thể dành riêng một không gian thờ cúng để đảm bảo sự trang nghiêm và thanh tịnh.
Đặt tượng Phật bà quan âm, gia chủ nên lưu ý và cẩn trọng những điều như trên. Tuy nhiên, để đặt bàn thờ Phật bà quan âm trong nhà đúng chuẩn, mang lại sự bình an, may mắn cho gia đình thì các gia chủ cần phải lưu ý đến hướng đặt bàn thờ. Vậy hướng tốt đặt bàn thờ Phật bà quan âm là hướng nào?
Theo quan niệm từ xưa đến nay, hướng đặt bàn thờ Phật bà quan âm nên tránh đặt theo những hướng nhìn vào nơi u ám, tối tăm như nhà bếp, phòng ngủ hay nhà vệ sinh. Vì vậy, gia chủ cần hết sức lưu ý khi đặt bàn thờ Phật bà quan âm để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ trong thờ cùng.
Hướng tham khảo khi đặt bàn thờ Phật bà quan âm theo mệnh của gia chủ:
- Gia chủ mệnh Kim: nên chọn hướng đặt bàn thờ trong gia đình theo hướng Tây tứ trạch và hướng đặt bàn thờ Phật bà quan âm sẽ bao gồm các hướng: Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc và hướng Tây.
- Gia chủ mệnh Mộc: Gia chủ mệnh Mộc thuộc Đông tứ mệnh nên hướng đặt bàn thờ Phật bà quan âm sẽ được đặt theo hướng Đông tứ trạch bao gồm các hướng như sau: hướng Đông, hướng Nam, hướng Bắc và Đông Nam.
- Gia chủ mệnh Thủy: hướng đặt bàn thờ Phật bà quan âm nên lựa chọn theo hướng Đông tứ trạch. Theo đó, hướng đặt Phật bà quan âm sẽ bao gồm những hướng sau: hướng Đông, hướng Nam, hướng Bắc và hướng Đông Nam. Bên cạnh đó, không nên đặt bàn thờ Phật bà quan âm theo các hướng xấu đó là: hướng Tây Bắc, hướng Tây Nam, hướng Đông Bắc và hướng Tây.
- Gia chủ mệnh Hỏa: thuộc Đông tứ mệnh nên các gia chủ sẽ chọn hướng đặt bàn thờ Phật bà quan âm theo những hướng sau: hướng Đông, hướng Nam, hướng Bắc và hướng Đông Nam. Cùng với đó, gia chủ không nên đặt bàn thờ Phật bà quan âm theo những hướng xấu đó là hướng Tây Bắc, hướng Tây Nam, hướng Đông Bắc và hướng Tây.
- Gia chủ mệnh Thổ: là những gia chủ thuộc Tây tứ mệnh nên bàn thờ Phật bà quan âm sẽ được đặt theo những hướng sau: hướng Tây Bắc, hướng Tây Nam, hướng Đông Bắc và hướng Tây.
Bàn thờ Phật bà quan âm trong nhà bạn đã được bài trí và sắp xếp đúng cách chưa? Chắc chắn đây không chỉ là băn khoăn của bạn mà còn là băn khoăn của rất nhiều gia chủ hiện nay. Vậy làm thế nào để bài trí bàn thờ đẹp, đúng cách và hợp phong thủy giúp cho không gian thờ cúng của gia đình trở nên ấm cúng, linh thiêng hơn? Những thắc mắc này của bạn sẽ được giải đáp ở phần tiếp theo đây của bài viết.
- Gia chủ nên đặt bàn thờ ở vị trí cao nhất trong nhà và tượng Phật bà quan âm phải được đặt chính giữa bàn thờ.
- Đối với bát nhang, gia chủ chỉ cần thờ một bát nhang trên bàn thờ.
- Những vật phẩm thờ cúng như ống hương, lọ hoa, chóe thờ sẽ được bài trí xung quanh bàn thờ sao cho cân đối 2 bên bát hương.
- Với mâm bồng, gia chủ sẽ bày trí chính giữa bàn thờ, cân đối với bát hương và sau đó đến kỷ chén thờ.
Với những nguyên tắc này, gia chủ nên tuân thủ khi đặt bàn thờ Phật bà quan âm để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ trong thờ cúng. Đồng thời, khi thực hiện bày trí, sắp xếp gia chủ nên thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ và thể hiện sự thành tâm, lễ nghi của mình. Ngoài ra, khi thờ Phật bà, gia chủ nên lưu ý rằng Phật bà ăn chay. Vì vậy, vào ngày rằm, mùng 1, gia chủ tuyệt đối không được cúng đồ ăn mặn mà phải thay bằng những món ăn chay để dâng lên Ph& #7853;t bà.
Ngoài việc lựa chọn được vị trí đẹp, hướng tốt thì khi lập bàn thờ Phật bà quan âm, gia chủ cần lưu ý đến những điều kiêng kỵ trong thờ cúng để tránh phạm phải. Cùng với đó, gia chủ phải sắp xếp, bài trí bàn thờ sao cho đẹp mắt và phù hợp với phong thủy trong gia đình.
- Trong nhà, các gia chủ thường lựa chọn lập bàn thờ Phật bà quan âm bằng bàn thờ treo tường thay vì tủ thờ và sập thờ. Bởi lẽ, việc thờ Phật không cần phải sử dụng đến quá nhiều đồ lễ mà chủ yếu gia chủ sẽ dùng đồ cúng chay cùng với hoa quả tươi và tuyệt đối không được cúng đồ mặn.
- Không thờ chung tượng Phật bà quan âm cùng với những tượng khác trong cùng một bàn thờ.
- Nếu gia chủ thờ Phật chung với thần linh thì nên đặt bàn thờ Phật ở vị trí cao hơn so với bàn thờ của thần linh, gia tiên trong nhà.
- Thông thường, khi thắp hương thờ Phật, gia chủ nên thắp một quẻ và chỉ thắp 3 quẻ trong trường hợp có điều gì cần cầu xin.
- Đồ cúng lễ Phật luôn luôn phải là đồ ăn chay bởi từ xưa đến nay, nhà Phật không ăn tanh, ăn mặn. Bên cạnh đó, hoa được sử dụng để cúng Phật, các gia chủ nên chọn những loại hoa như hoa cúc, hoa sen, hoa hồng hoặc những loài hoa khác có tông đỏ, vàng chủ đạo - đây là 2 màu chủ đạo của nhà Phật.